1
Bạn cần hỗ trợ?

MÊ MẨN CHIÊU LẦU THI

Hoàng Su Phì - một địa điểm đã quá quen thuộc với khách du lịch, đặc biệt là các phượt thủ. Chắc chắn khi đến Hoàng Su Phì không thể bỏ qua Chiêu Lầu Thi - ngọn núi hùng vĩ cao thứ hai ở vùng đất cao nguyên đá này. Vượt qua những đèo dốc chênh vênh vơi sương giăng kín lối, nếu là mùa đông bạn sẽ còn phải chịu cái cảm giác gió buốt cắt da. Song khi đặt chân lên đến Chiêu Lầu Thi, bạn sẽ vỡ òa trong cảm xúc, bởi mọi mệt mỏi dường như tan biến. 

Từ trung tâm huyện Hoàng Su Phì, bạn sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để đến được núi Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang. Trái với không khí nhộn nhịp ngoài phố thị, khung cảnh ở đây vẫn hoang sơ, bình yên đến lạ thường. Hiếm có nhà ở, có chăng là những nhà “lán” dân dựng tạm để lên núi chăn dê. 

Chiêu Lầu Thi là tên gọi ngọn núi cao thứ 2 của tỉnh Hà Giang, tên tiếng việt có nghĩa là “Chín tầng thang”. Theo tiếng Hán “Chiêu Lầu” có nghĩa là chín bậc, “thi” là tảng đá to và cao. Tên “Chín tầng thang” chính là đoạn đường leo lên đỉnh núi, ngày xưa được người đời kiến tạo thành những bậc đá lên xuống, từ độ cao hơn 2.300 m lên đến đỉnh cao 2.400 m. Chân núi Chiêu Lầu Thi có 13 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Tương truyền rằng, theo người già kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, định dùng ngọn núi này làm điểm quan sát một vùng rộng lớn. Nên đã thuê đồng bào phá đá mở đường lên đỉnh núi. Pháp thuê thợ là người Hán đục đá từ chân lên đến đỉnh núi bằng 9 bậc thang đá. Ở đây, cũng đã từng tồn tại hoạt động cách mạng của cán bộ Việt Minh từ những năm cách mạng tháng Tám của nước ta.

Đây là khu rừng núi cao nguyên sinh tiềm ẩn rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Dọc theo đường lên núi, du khách có thể thấy những cánh rừng già nguyên sinh với một quần thể thực vật phong phú. Chiêu Lầu Thi còn là nơi trồng nhiều loại cây Tống Quán Sủ đang sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài ra, núi còn có nhiều động thực vật quý hiếm và người ta còn biết đến cây “chè thuốc” – chè Shan tuyết mọc ngay dưới đỉnh 2.402 m. Chè mọc thành vùng như những cây cổ thụ của rừng. Búp chè thuốc màu xanh tía đỏ, được phủ kín một lớp lông tơ mịn, lá dày, búp to. Cây chè mọc ở độ cao trên 2.000 m, hứng chịu gió từ 4 phương, sương 4 mùa mà tạo nên những tinh chất quý có tác dụng như “thuốc” bồi bổ sức khỏe con người. Việc con, cháu lên Chiêu Lầu Thi hái chè thuốc biếu ông bà, cha mẹ uống tĩnh tâm, dưỡng khí đã trở thành nét văn hóa truyền thống trong vùng. Cây chè Shan tuyết trên đỉnh Chiêu Lầu Thi đã trở thành một trong những loại thực vật quý của Hồ Thầu từ đời này qua đời khác truyền lại. 


Mặt trời vàng rực ở thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm. (Ảnh Zing.vn)

Đứng trên đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, thấy thu vào tầm mắt muôn trùng nước non, khung cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây thật hùng vĩ.

 

“Biển mây” lúc hoàng hôn. (Ảnh Zing.vn)

Chiêu Lầu Thi - cái tên nghe lạ mà quen, cái tên tạo cho ta cảm giác được reo vào trong tâm hồn một thứ cảm xúc nhẹ nhàng, yên bình đến lạ. Hãy một lần đến với Hà Giang, tự mình trải nghiệm những cung đường đầy nắng gió, đặt chân lên đỉnh Chiêu Lầu Thi để được vỡ òa trong cảm xúc, để được trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời của vùng cao nguyên đá hùng vĩ này.

 


Bài viết liên quan

Xem thêm

Tiết tháng sáu, dưới xuôi nóng như đổ lửa, trên dãy Hoàng Liên Sơn vẫn se lạnh, đỉnh Fansipan mây còn sà xuống thấp, các ngọn núi nhú lên trên màu trắng đục như sóng biển vờn cồn. Hương rừng ngan ngát bay dìu du khách vào chốn bồng lai. Đường lên Tây Bắc nay dễ đi. Con đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa chân chả mấy đã đến xứ sở của hoa ban, hoa đỗ quyên. Lầu vọng cảnh chốn bồng lai. Các du khách thăm quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi vùng cao Tây Bắc. Cổng trời trong mây. Đến thăm chợ tình Sa Pa, nơi gửi gắm yêu đương, hò hẹn ái ân thể hiện nét đẹp văn hóa vùng cao. Từ trung tâm Sa Pa đến ga cáp treo ở Mường Hoa, độ đường khoảng bốn cây số rưỡi. Từ đây đi cáp treo lên đỉnh Fansipan chỉ mất 15 phút. Đỉnh Fansipan hàng ngày có hàng trăm người lên ngắm mây vờn núi vùng Tây Bắc. Đỉnh Fansipan dịp hè hàng ngày có hàng trăm người lên ngắm mây vờn núi vùng Tây Bắc. Đỉnh Fansipan lộng gió, hoa đỗ quyên khoe sắc, lầu vọng cảnh bồng bềnh trong mây, đâu đây văng vẳng tiếng chuông chùa… Chùa thiêng nơi cổng trời. Fansipan xứ sở của hoa đỗ quyên. Du khách chỉ mất 15 phút đi cáp treo là có thể lên tới "nóc nhà Đông Dương". Fansipan không chỉ là điểm đến thăm quan của du khách thập phương; đền Quan Sơn, Phật Tự cổng trời còn là điểm du lịch tâm linh, thiêng liêng; là nơi cầu được ước thấy, giữa ngàn xanh, mây phủ… trời gặp đất. Theo baoxaydung.com.vn Từ khóa : SA PA , du lịch , Lào Cai , Fansipan , dãy Hoàng Liên Sơn

Được ví như một sa mạc thu nhỏ, Bàu Trắng thuộc tỉnh Bình Thuận là điểm du lịch hấp dẫn bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch mũi Né.

Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Đây là hòn đảo tuyệt đẹp đang phát triển rất nhanh, là một trong số ít đảo của Kiên Giang đã có điện lưới quốc gia.

Khác với các chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ hay chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang đã bị thương mại hóa nhiều, chợ nổi Long Xuyên ở An Giang vẫn còn giữ được khá nhiều nét nguyên sơ của một phiên chợ ở miền sông nước.

Nhơn Lý, Nhơn Hải là hai xã ngoại thành của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, có cảnh biển tuyệt đẹp, những hòn đảo hoang sơ và cuộc sống bình yên của người dân miền biển.

Hoàng Su Phì - một địa điểm đã quá quen thuộc với khách du lịch, đặc biệt là các phượt thủ. Chắc chắn khi đến Hoàng Su Phì không thể bỏ qua Chiêu Lầu Thi - ngọn núi hùng vĩ cao thứ hai ở vùng đất cao nguyên đá này. Vượt qua những đèo dốc chênh vênh vơi sương giăng kín lối, nếu là mùa đông bạn sẽ còn phải chịu cái cảm giác gió buốt cắt da. Song khi đặt chân lên đến Chiêu Lầu Thi, bạn sẽ vỡ òa trong cảm xúc, bởi mọi mệt mỏi dường như tan biến.