1
Bạn cần hỗ trợ?

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM "DỄ GÂY THƯƠNG NHỚ" Ở LẠNG SƠN

Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng bởi những khu chợ - thiên đường mua sắm gần cửa khẩu mà nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi những di tích lịch sử, những giai thoại trong truyền thuyết và những phong cảnh hết sức tuyệt đẹp.Chắc chắn những địa điểm trong bài viết dưới đây sẽ khiến du khách "gây thương nhớ" và muốn nhấc balo lên để đi ngay.

1. Mẫu Sơn

Mẫu Sơn (Lạng Sơn) được ví như "Sa Pa thứ hai" của miền Bắc. Nơi đây, vào mùa Xuân hoa đào rực rỡ; mùa Hè mát mẻ, dễ chịu; đến mùa Thu không khí lại dịu mát; đặc biệt, mùa Đông thường có băng tuyết... rất thích hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, dã ngoại.

Ngoài ra, Mẫu Sơn còn hấp dẫn mọi người bởi những nét đặc trưng văn hóa giàu bản sắc trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Huyền ảo trên đỉnh Mẫu Sơn

Mẫu Sơn được ví như nóc nhà của vùng Đông Bắc nơi có đỉnh Mẫu Sơn mà dân ham xê dịch luôn muốn chinh phục, vùng biên giới giao hòa trời đất, mây núi, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, những bản sắc riêng tuy đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn mạnh mẽ tồn tại đến ngày hôm nay. Núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ. Khí hậu ở đây ôn hòa, Mùa đông, Mẫu Sơn luôn bị mây mù bao phủ. Về mùa hè, nắng vàng rực rỡ. Còn khi vào xuân, cả vùng Mẫu Sơn đỏ rực sắc hoa đào.

 

 

Vào màu đông, du khách sẽ được vui đùa với tuyết vì nhiệt độ ở đây thường khá là thấp

 

 

Chanh rừng Mẫu Sơn đang được nghiên cứu và nhân rộng 


Đào trái Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt. Mẫu Sơn có loại chè tuyết rất ngon, đượm nước. Và rượu Mẫu Sơn thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn. Chỉ ở độ cao ấy, với nguồn nước chảy ra từ lòng núi Mẹ, mới có hương vị rượu ngon nồng đến thế. Đến Mẫu Sơn chẳng những để thưởng ngoạn cảnh sắc, không khí trong lành, mà còn được hòa mình vào cuộc sống con người, nền văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây.


     2. Động Nhị Thanh

 

Đền Tam Giáo - Động Nhị Thanh: hay còn gọi là chùa Tam Giáo cùng với động Nhị Thanh là một trong tám cảnh đẹp của xứ Lạng. Theo tài liệu ghi lại thì đền do Ngô Thì Sĩ - quan đốc trấn Lạng Sơn dựng để thờ cả ba vị Khổng Tử (Nho giáo), Phật Thích Ca (Phật giáo) và Lão Tử (Đạo giáo). Phía bên tả động tạc hình hình rồng, phía trên hữu động tạc hình hổ - cách bài trí ảnh hưởng tư tưởng Đạo Giáo "Tả thanh long, hữu bạch hổ" tương ứng với chòm sao ở phía đông và phía tây. Đối diện cửa hang phía trên cao nhất, Ngô Thì Sĩ cho tạc tượng của mình vào đá, bức tượng sao này được đánh giá là một trong những tác phẩm đạt giá trị cao về mĩ thuật lúc bấy giờ.

 

 


Bên trong khu di tích này còn có hai mươi văn bia tạc trực tiếp trên vách đá ghi lại nhiều tư liệu quý và còn là lưu bút của các danh nho đương thời.


     3. Bắc Lệ

 

Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Không ai biết rõ đền xây dựng vào thời gian nào mà chỉ căn cứ vào văn bia năm 1919 rằng trước đó đền là một am nhỏ thường hay bị hỏa hoạn. Được sự cúng tiến của một mạnh thường quân người Hải Phòng, đền Bắc Lệ được xây dựng thành một ngôi nhà ba gian theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Sau này qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền kết hợp với các yếu tố hiện đại cùng nhiều di vật cổ: mười chín bức tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ mít, hoành phi câu đối chạm trổ tinh tế...


Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (nữ thần cung cấp ban phát nguồn của cải nơi núi rừng cho con người) - một trong ba vị Mẫu được thờ phụng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt và Chầu Bé là một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, theo những người dân trong vùng kể lại thì Chầu Bé có thể thay mặt cho Mẫu thực hiện những lời nguyện xin của người dân.


     4. Ải Chi Lăng

 

 

 

Ải Chi Lăng là nơi diễn ra những trận chiến đấu vô cùng ác liệt của quân dân ta với quân xâm lược phương Bắc: Năm 981, Lê Hoàn đã dẫn quân chiến đấu và chiến thắng quân Tống, bảo vệ thành công nền độc lập non trẻ của quốc gia Đại Cồ Việt; năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn đánh 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu; ở thế kỷ thứ XIII, quân ta đã đánh bại nhiều cánh quân của quân Nguyên Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba khi chúng đi qua Ải Chi Lăng, giành độc lập cho nước nhà; năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh trận quyết chiến chiến lược với quân Minh, đè bẹp cố gắng cuối cùng của nhà Minh, buộc quân Minh phải rút hết về nước, chính thức công nhận nền độc lập và chủ quyền của nước Đại Việt.

 

Nàh trưng bày chiến tích Chi Lăng

Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, i Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang. Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía Tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía Ðông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...

Đến thăm Ải Chi Lăng, du khách không những được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, địa thế hiểm trở với chiến lũy hình thang độc đáo mà còn cảm nhận được trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.

 

     5. Thành nhà Mạc Thành

 

Đoạn đường từ chân đồi lên cổng thành giờ là nhiều bậc cấp thẳng tắp, ngước trông cổng thành như xa hun hút, nhỏ bé lại. Lên đến nơi thấy khung cảnh thật thoáng đãng. Đứng bên trong nhìn ra càng nhận rõ thế đắc địa của cuộc đất, trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm sầm uất, tiếp đến là núi, quần sơn nối tiếp trùng trùng điệp điệp.

 

Một góc Thành nhà Mạc
Một góc Thành nhà Mạc

 

Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh. Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn, để khi đứng trong bóng tịch dương nhìn ngắm phong cảnh có một chút bâng khuâng nghĩ về lối xưa xe ngựa.

 

 

Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh. Đoạn đường từ chân đồi lên cổng thành giờ là nhiều bậc cấp thẳng tắp, ngước trông cổng thành như xa hun hút, nhỏ bé lại. Lên đến nơi thấy khung cảnh thật thoáng đãng. Đứng bên trong nhìn ra càng nhận rõ thế đắc địa của cuộc đất, trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm sầm uất, tiếp đến là núi, quần sơn nối tiếp trùng trùng điệp điệp.

 

     6. Nàng Tô Thị

 

Đến với Xứ Lạng, du khách không thể không đến danh thắng Nhị, Tam Thanh và tượng nàng Tô Thị nằm trải dài theo dãy núi vòng cung phía Tây Bắc của thành phố Lạng Sơn và được mệnh danh là Đệ nhất bát cảnh, bao gồm 4 điểm: Động Nhị Thanh, Động Tam Thanh, Thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị. Du khách sẽ thấy mình như được tĩnh lòng hơn để nhớ về một giai đoạn lịch sử của cha ông ta và sẽ càng thêm hiểu, thêm yêu Xứ Lạng. Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của ba xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn huyện Lộc Bình. Là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng. Độ cao trung bình 800 – 1000m so với mặt nước biển, với một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ cùng các khu dân cư sống rải rác nơi đây là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... 

 

 

Trên đất nước ta, trí tưởng tượng phong phú của người dân đã đặt cho nhiều ngọn núi có cái tên vọng phu, như ở Bình Định, ở Khánh Hòa chẳng hạn. Nhưng không đâu bằng Lạng Sơn, nàng Tô Thị với núi Vọng Phu đã trở thành một biểu tượng của lòng sắt son, đã là nguồn thi hứng của bao danh nhân nho sĩ lỗi lạc. Nàng Tô Thị, núi Vọng Phu được dân gian truyền lại qua huyền thoại đầy tính thi ca. Tục truyền rằng, nơi đây ngày xưa có một cô gái nhan sắc mặn mà. Nàng lấy chồng sinh được đứa con trai. Một hôm người chồng ra đi rồi mãi mãi không về. Chiều chiều nàng Tô Thị bồng con lên đỉnh núi mong ngóng. Trải qua bao năm dãi dầu mưa nắng nàng mỏi mòn và rồi hóa đá. Đến Lạng Sơn mà không ghé thăm tượng nàng Tô Thị chẳng khác nào bạn chưa từng đến nơi này.

 

     7. Phố Kỳ Lừa Phố chợ Kỳ lừa

 

Mang đậm bản sắc riêng, chợ đêm Kỳ Lừa ở thành phố Lạng Sơn để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách khi đến đây.

Chợ Kỳ Lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 Âm lịch. Vào các ngày chợ phiên, nhiều thanh niên các dân tộc Tày, Nùng, Dao nô nức đến đây, bên cạnh mua sắm hàng hóa thì còn tìm bạn gặp gỡ, trao đổi tâm tình hay tìm bạn đời qua những lời ca giao duyên ngọt ngào.

Ai đến Lạng Sơn cũng rẽ vào chợ Kỳ Lừa để mua ít quà kỷ niệm bởi đây là nơi trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền trong cả nước nên hàng hóa rất phong phú và đa dạng.

 

 

Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là nơi mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, trong cả nước cùng với các hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc của Lạng Sơn Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh. Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng. Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ Lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng Âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ Kỳ Lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn. Ai có dịp ghé qua chợ Kỳ Lừa sẽ thấy nhiều điều thú vị và hấp dẫn hơn thế nữa.

(tổng hợp)

 


Bài viết liên quan

Xem thêm

Toàn bộ hàng hoá ở khu vực này đều đã được kiểm tra kỹ lưỡng, bảo đảm không chứa chất có thể làm thành bom mìn.

Bán đảo Sơn Trà vốn nổi tiếng với du khách bởi vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng, nó vừa mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, vừa hiện nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Chùm ảnh dưới đây sẽ giúp bạn "check - in" những bức ảnh "đẹp không góc chết nơi đây

Đảo Phú Quốc đang dần trở thành địa điểm du lịch đáng chú ý nhất của Đông Nam Á. Trước đây Phú Quốc hấp dẫn những khách phượt thông thường nhưng hiện nay ngay cả những gia đình cũng chọn tới đây.

Từ ngày 1 đến 3-12, tại xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) sẽ diễn ra “Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya” do UBND huyện Chư Pah tổ chức.

Đảo Cô Tô (Quảng Ninh) cách bến Vân Đồn khoảng hơn 1 tiếng đi tàu cao tốc, không quá rộng nhưng đủ để ai thích thú sẵn sàng ở lại nơi này một thời gian dài.

Địa hình đa dạng với núi, sông, biển, rừng... với những cảnh đẹp còn rất hoang sơ, Ninh Thuận đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.